PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN QUANG II
Video hướng dẫn Đăng nhập

BỒI DƯỠNG MODUN 5

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG CƠ BẢN

I. LÝ THUYẾT.

1.Những kỹ năng tham vấn cơ bản.

1.1 Kỹ năng thiết lập mối quan hệ

  • Kỹ năng thiết lập mối qua hệ trong tham vấn là sự vận dụng những tri thức kinh nghiệm, chuấn mực đạo đức nghề nghiệp làm cho học sinh cảm thấy tin tưởng, muốn hợp tác và đón nhận sự trợ giúp của nhà tham vấn trong việc giải quyết các vấn đề của họ.
  • Các bước thiết lập mối quan hệ trong tham vấn:

          + Tạo bầu không khí thân thiện.

         + Giải thích rõ ràng cho học sinh hiểu về mục đích và nguyên tắc tham vấn.

        + sẵn sàng lắng nghe và chấp nhận học sinh vô điều kiện.

        + Cảm thông, chia sẻ và tôn trọng học sinh.

1.2. Kỹ năng lắng nghe (là kỹ năng quan trọng nhất)

          Là sự tập trung để nghe và hiểu người đối thoại với mình, nghe tích cực bằng tất cả các giác quan, có sự động não, phân tích các thông tin để đặt câu hỏi, phản ánh lại, phản ánh cảm xúc và khuyến khích. Lắng nghe tích cực thể hiện trong tham vấn là lấy người nghe làm trung tâm.

           Lắng nghe giúp người nghe thu thập được nhiều thông tin, hiểu được vấn đề của học sinh.

          Lắng nghe không chỉ cảm nhận âm thanh mà còn cảm xú, suy nghĩ, ý kiến, mong đợi niềm tin và cảm giác của học sinh để thực sự thấu hiểu vấn đề của học sinh.

1.3. Kỹ năng quan sát

         Kỹ năng quan sát là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm nghề nghiệp để thu thập các thông tin cần thiết trong các quá trình tham vấn.

          Mục đích của kỹ năng quan sát nhằm đo lường và nhận định chính sác tâm trạng, tình cảm của học sinh giúp quá trình tham vấn đạt hiệu quả hơn..

1.4. Kỹ năng đặt câu hỏi

          Có 2 dạng câu hỏi được các nhà tham vấn sử dụng trong quá trình tác nghiệp là;

         + Câu hỏi mở là những câu hỏi có hiệu quả nhất trong tham vấn. Câu hỏi này thường được bắt đầu với những từ ‘cái gì” “thế nào” “ở đâu”..

         + Câu hỏi đóng mặc dù kém hiệu quả nhưng đôi khi cũng cần thiết để giúp nhà tham vấn thu được những thông tin nhanh., dạng câu hỏi này thường bắt đầu với những từ “có phải” “có không” và khi trả lời sẽ nhận được thông tin nhanh là có hoặc không.

1.5. Kỹ năng phản hồi

          -Phản hồi trong tham vấn là truyền tải lại những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của thân chủ nhằm kiểm tra thông tin và thể hiện sự quan tâm, đồng thời khích lệ thân chủ nhận thức về cảm xúc, suy nghĩ của bản thân để thay đổi.

          -Trong tham vấn có 2 hình thức phản hồi: phản hồi nội dung và phản hồi cảm xúc.

         *Phản hồi nội dung:

         *Phản hồi nội dung- Chính là việc tóm tắt câu chuyện HS , (sau khi lắng nghe kỹ câu chuyện của HS); dùng ngôn ngữ của nhà tư vấn để tóm gọn lại những gì HS đã nói với thái độ không đánh giá.

          Thời điểm nên tóm tắt:

          1. Khi có được những thông tin nhất định và cần làm rõ thông tin.

          2. Trước đó là những câu hỏi mở, gợi mở, khuyến khích.

          3. Khi HS đưa quá nhiều thông tin, hay HS đã nói quá nhiều.

         *Phản hồi cảm xúc: nghĩa là nhắc lại cho thân chủ nội dung tình cảm trong ngôn từ của họ. Sử dụng kỹ năng này sẽ giúp thân chủ xác định cảm xúc của chính họ khi nó được phản ánh bởi người khác và là cách có hiệu quả nhất để thể hiện sự thông cảm. Ví dụ “Anh/ chị có vẻ cô đơn và sợ khi sống xa gia đình”… Câu nói đó ngầm định với thân chủ một nội dung, “Tôi thấy rằng tình huống đó đã tạo ra những cảm xúc hay những tình cảm mạnh mẽ đối với anh/ chị và tôi tôn trọng cảm xúc của anh/ chị”. Phản hồi cảm xúc thể hiện sự thông cảm của nhà tham vấn, và sẽ khuyến khích thân chủ sẵn lòng chia sẻ.

            Phản hồi cảm xúc tương tự như diễn đạt lại, nhưng nó tập trung vào nội dung tình cảm qua ngôn từ của thân chủ. Tuy nhiên, anh/ chị nên tránh nhắc lại chính xác những từ của thân chủ để cho nó không có vẻ thiếu chân thật hoặc có vẻ như anh/ chị chỉ đang “nhại lại” họ.

         Nhà tham vấn cũng có thể phản hồi cảm xúc mà không nói một cách công khai. Ví dụ, với trường hợp một thân chủ đang kể về gia đình mình với anh/ chị. Anh/ chị có thể nhận thấy (qua trạng thái khuôn mặt, ngôn ngữ cử chỉ của thân chủ rằng họ đang rất lo lắng và đưa ra nhận xét “Anh/Chị có vẻ buồn khi nói về gia đình”. Câu nói này mở ra cơ hội cho thân chủ phản đối hay đồng ý và thể hiện rằng nhà tham vấn quan tâm đến những gì họ đang cảm nhận.

           Hãy cẩn trọng với những nụ cười, sự lắc nhẹ chân của thân chủ (những cử chỉ này có thể thể hiện sự khó chịu, sự bồn chồn, hay giận dữ) và bất cứ hình thức di chuyển nào của cơ thể. Khoanh tay hoặc bắt chéo chân thể hiện sự thủ thế; quệt mũi có thể thể hiện sự không thoải mái. Những tình cảm được ẩn chứa trong ngôn ngữ cử chỉ, và việc quan sát cẩn trọng những chuyển động của cơ thể thường đưa lại cho anh/ chị những manh mối về những gì đang diễn ra trong thân chủ tốt hơn cả những lời nói. Chính vì vậy mà tham vấn trực diện thường mang lại hiệu quả hơn tham vấn qua điện thoại.

            Nếu anh/ chị nhận thấy điều gì đó trong hành vi không bằng lời của thân chủ mà anh/ chị nghĩ rằng chúng có thể biểu lộ một cảm xúc có ý nghĩa và thầm kín thì cần phải gợi sự chú ý của thân chủ tới điều này. Tuy nhiên, hãy tránh đưa ra các suy diễn về hành vi không bằng lời của thân chủ. Luôn luôn “kiểm tra lại” với thân chủ. Ví dụ “Cô nhận thấy rằng cháu vặn hai tay khi nói về mẹ cháu . Cháu nghĩ gì khi cháu làm như vậy?”.

          Tại sao phản hồi cảm xúc lại quan trọng?

          Các cảm xúc ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của con người. Chẳng hạn, một người dùng rượu hay thuốc phiện quá mức thường là để thoát khỏi cảm xúc đau đớn mà họ cảm thấy khó chịu khi phải đối phó với chúng. Người ta thường miễn cưỡng khi thừa nhận rằng mình có những cảm xúc tiêu cực hay mâu thuẫn bởi vì họ muốn tránh bị người khác nhận thấy mình “yếu đuối” hay “đáng thương hại”. Nhưng trên thực tế, các cảm xúc là một phần tự nhiên của cuộc sống - bao gồm cả những cảm xúc tiêu cực. Giúp đỡ mọi người làm rõ và khai thác các cảm xúc của họ có thể đặt họ vào trạng thái tốt hơn để đưa ra các quyết định tích cực.

          Trước khi anh/ chị và thân chủ đi sâu vào giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, điều cốt yếu là phải khai thác được đầy đủ các cảm xúc của thân chủ. Phản hồi cảm xúc giúp thân chủ hiểu rằng cảm xúc và việc bàn về nó là được thừa nhận. Nhận biết và xử lí các cảm xúc có thể làm giảm nhu cầu thể hiện các cảm xúc đó ra ngoài của thân chủ, và có thể giúp họ nhận ra tác động của những cảm xúc đó lên hành vi của họ.

          Khi phản hồi cảm xúc, hãy chú ý đến những bức thông điệp kép và những cảm xúc phức tạp. Tư thế của một người có thể thể hiện một điều trong khi ngôn từ của họ lại nói điều khác. Ví dụ, “Em có vẻ rất tự tin nhưng tư thế của em lại thể hiện một điều khác”. Điều này rất có ý nghĩa với những nhà tham vấn hay nhận biết qua ngôn ngữ cử chỉ và ý nghĩa của chúng. Sẽ không có giá trị gì để phản hồi những cảm xúc mà người nghe sẽ chỉ phủ nhận mà thôi.

          Mọi người thường thể hiện những tình cảm bối rối hay phức tạp. Điều này xảy ra trong nhiều tình huống. Một người không thắng nổi cơn nghiện đã ăn cắp tiền của bố mẹ, có thể vẫn rất yêu quý bố mẹ mình. Một người có thể rất muốn cai nghiện để gia đình khỏi đau khổ, nhưng cảm thấy thật khó chiến thắng cơn vật vã. Giúp đỡ thân chủ phân loại những cảm xúc hỗn độn là một phần quan trọng của quá trình giúp đỡ.

1.6. Kỹ năng thấu cảm

          Thấu cảm là khả năng đặt mình vào vị trí của thân chủ, hiểu những cảm xúc của TC đúng như những gì TC đang trải qua và truyền tải sự hiểu này tới TC, làm cho TC cảm thấy được chia sẻ.

          Để thực hiện kỹ năng thấu cảm tốt cần nhạy cảm, tinh tế; thái độ quan tâm, “lắng nghe”. Về kiến thức & kỹ năng- cần nhận biết được các biểu hiện cảm xúc của bản thân; nhận biết cảm xúc của người khác thông qua biểu hiện lời nói, cơ thể; biết cách thể hiện những cảm xúc mình cảm nhận được từ TC bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, giúp TC cảm thấy đựợc chia sẻ và làm mạnh.

           Để sử dụng kỹ năng thấu cảm tốt không chỉ phụ thuộc vào kiến thức được học mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tính nhân văn; khả năng làm chủ cảm xúc, kiến thức, tình cảm và nỗ lực luyện tập.

           Kỹ năng nói lời thấu cảm:

       1. Nhắc lại cảm xúc TC đang nói đến, đang trải qua và nguyên nhân dẫn đến cảm xúc đó.

       2. Làm cho TC cảm nhận rằng điều em làm là như thế nào trong hoàn cảnh của em.

       3. Không đưa ra lời khuyên hay bảo TC phải làm gì, như thế nào.

       4. Không đưa kinh nghiệm cá nhân vào câu nói.

       5. Không giảng giải đạo đức

        Nhà TV có thể sử dụng thang đo thấu cảm gồm 4 mức độ:

        Mức độ 1: Gây ra cảm xúc tiêu cực ở TC

        Mức độ 2: Không phản ánh vào vấn đề trọng tâm của TC

        Mức độ 3: TC cảm thấy được chia sẻ

       Mức độ 4: Giúp HS hiểu sâu sắc hơn về cảm xúc của mình. Làm TC cảm thấy được tăng giá trị của mình.

          Khi sử dụng thang trên cần lưu ý: tránh mức 1 và 2 vì không có ích cho TC; đồng thời nó có thể gây phản ứng tiêu cực từ phía TC.

          Nhà TV cần  phân biệt rõ ràng giữa Thấu cảm và Đồng cảm.

          Ví dụ: Hồng nhận được tin bà ngoại của Hồng vừa mất. Hồng rất yêu bà. Giọng Hồng mỗi lúc một gấp gáp rồi òa khóc.

          - Đồng cảm: Tội nghiệp Hồng, em ấy nhớ đến bà với nỗi tiếc thương (Mẹ/dì/ cậu hiểu nỗi mất mát của em).

          - Thấu cảm: Mẹ/dì có thể cảm nhận được nỗi đau cũng như tình yêu em dành cho bà.

1. 7. Kỹ năng đánh giá tâm lý học sinh

          Đánh giá là một công việc thường niên của nhà tham vấn, đánh giá diễn ra trong tất cả các giai đoạn của tham vấn, có thể trước, trong hoặc sau khi tham vấn nhằm trợ giúp có hiệu quả. Trong tham vấn học đường đánh giá tâm lý HS là một việc làm cần thiết để thu thập dữ liệu cho việc phòng ngừa, can thiệp; đảm bảo tham vấn hướng nghiệp chính xác; giúp HS nhận thức được bản thân từ đó nâng cao năng lực giải quyết những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải.

          Kỹ năng đánh giá tâm lý học sinh là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm để thu thập những dữ liệu chính xác về đặc điểm tâm lý của học sinh (năng lực, tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, mức độ khó khăn tâm lý... ) để có kế hoạch trợ giúp/can thiệp kịp thời và hiệu quả

          Mục đích của kỹ năng:phát hiện những nguy cơ, thu thập dữ liệu để hướng nghiệp cho HS, nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của HS để giúp HS nâng cao năng lực giải quyết vấn đề dựa trên thế mạnh của họ.

          Các biểu hiện/ thao tác tiến hành kỹ năng:

          -Kết hợp các phương pháp khác nhau trong đánh giá: quan sát, trắc nghiệm và trò chuyện…

          - Sử dụng các nguồn thông tin khác nhau trong đánh giá: giáo viên, cha mẹ, bạn bè của thân chủ, cộng đồng

          - Nhận diện chính xác điểm mạnh/yếu, những khó khăn tâm lý của học sinh.

          -Sử dụng hợp lý kết quả đánh giá cho các kế hoạch trợ giúp học sinh: kế hoạch phòng ngừa hoặc kế hoạch can thiệp

1.8. Kỹ năng ghi chép và lưu giữ hồ sơ tâm lý của học sinh

           Kỹ năng ghi chép và lưu trữ hồ sơ tâm lý của học sinh là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào việc lưu giữ đầy đủ và khoa học những thông tin về thân chủ, đảm bảo tính bí mật và an toàn, để có thể theo dõi, giám sát những thay đổi/tiến bộ của thân chủ và làm cơ sở cho những kế hoạch trợ giúp, can thiệp nếu có trong tương lai.

           Mục đích của kỹ năng: Trong tham vấn học đường việc ghi chép, lưu giữ hồ sơ tâm lý của HS là rất cần thiết để làm cơ sở, căn cứ cho những kế hoạch trợ giúp và can thiệp tiếp theo; theo dõi và giám sát những thay đổi/tiến bộ của HS, đảm bảo tính liên tục trong tiến trình trợ giúp; cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng trong các trường hợp cấp thiết; cung cấp dữ liệu nghiên cứu và báo cáo định kỳ.

          Các biểu hiện/ thao tác tiến hành kỹ năng:

          - Thiết kế biểu mẫu lưu trữ rõ ràng, khoa học

          - Lưu thông tin một cách an toàn và bảo mật

          - Cập nhật thường xuyên thay đổi của thân chủ hoặc những can thiệp mới của cán bộ tham vấn

          - Tìm kiếm và sử dụng dữ liệu dễ dàng, nhanh chóng khi cần thiết

Những nội dung cơ bản cần ghi chép, lưu trữ trong hồ sơ tâm lý HS là:

    + Thông tin chung (tên, tuổi, giới tính, thời gian…)

    + Lý do chuyển đến

    + Thông tin cơ sở về học sinh

    + Tình trạng sức khỏe

    + Tình trạng tâm lý

    + Những nét nổi bật về năng lực và tính cách

    + Lịch sử và hoàn cảnh gia đình

    + Cộng đồng/môi trường xã hội

    + Xác định/ đánh giá vấn đề

    + Nguyên nhân của vấn đề

    + Quá trình tham vấn

    + Những can thiệp đã thực hiện

    + Kết quả đã đạt được

          + Kế hoạch tiếp theo cho ca (nếu có)

II. Vận dụng

          Sau khi học chuyên đề chúng tôi nhận thấy cần phải nắm vững đầy đủ 8 kỹ năng trong tham vấn, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe. Có học giả đã từng nói ‘Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương’.

Tình huống:

          Trong lớp tôi chủ nhiệm có một học sinh học rất kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong giờ học lại hay ngủ gật, không chú ý nghe giảng. Khi bạn đến gặp phụ huynh của em ấy để trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp cùng với gia đình để giúp đỡ em học tốt hơn thì mẹ của em lại xin cho con thôi học. Lý do được đưa ra là vì bố em mất sớm, em lại có em nhỏ, thế nên mẹ em muốn xin cho em thôi học, ở nhà trông em để mẹ đi làm kiếm tiền nuôi các con. Trước tình huống này, là một giáo viên chúng ta phải làm gì để giúp đỡ cho học sinh?

Hướng giải quyết:

          Trước tình huống này, việc đầu tiên tôi cần thu thập thông tin về em học sinh này thông qua các kênh như bạn bè của em, cô giáo chủ nhiệm cũ, trao đổi thêm với phụ huynh học sinh, động viên gia đình tạo mọi điều kiện cho em được học tiếp và đặc biệt thường xuyên động viên, tạo mối quan hệ gần gũi để em học sinh chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của bản thân, nói ra những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết. Phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để có thể giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn.

          Nếu mẹ của em đó tỏ ý lo lắng rằng con mình kém cỏi, có đi học cũng chẳng theo được các bạn hay cũng chẳng có lợi ích gì, thì cần khéo léo, tế nhị nói rằng em ấy học chưa tốt chứ không phải vì em ấy kém mà chỉ vì em ấy chưa có thời gian và chưa thực sự tập trung vào việc học của mình. Như vậy, gia đình học sinh vừa tin tưởng con mình, lại vừa không phải cảm thấy xấu hổ vì kết quả học tập của con. Bạn hãy yêu cầu gia đình tạo mọi điều kiện cho em đó tập trung học và tôi cũng hứa sẽ quan tâm, khích lệ để em học tốt hơn. Tôi phân công những em học sinh khác giỏi hơn kèm cặp cũng như giúp đỡ cho học sinh đó.

          Nếu gia đình học sinh muốn em ấy ở nhà giúp việc vì hoàn cảnh khó khăn. Trong trường hợp này, tôi nhẹ nhàng động viên gia đình cho em đi học tiếp vì chính tương lai của em và cũng vì em còn quá nhỏ. Tôi đã cắt cử học sinh ngoài giờ học thay phiên nhau đến giúp đỡ việc nhà cho em học sinh đó để em có thời gian đi học. Ngoài ra phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để có thể giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn này. Tôi đã động viên gia đình cho em nhỏ của học sinh đi gửi nhà trẻ để mẹ em có thể yên tâm đi làm mà em học sinh đó vẫn được tiếp tục được đi học.

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chiều ngày 18/12/2023, Chi bộ trường Tiểu học Tân Quang II tổ chức Hội nghị tổng kết công tác lãnh đạo của Chi bộ năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024. ... Cập nhật lúc : 20 giờ 0 phút - Ngày 18 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng ngày 20/11/2023, Trường Tiểu Học Tân Quang II- Ninh Giang - Hải Dương tổ chức Kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam ... Cập nhật lúc : 12 giờ 30 phút - Ngày 21 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Chiều ngày 6.10.2023, Trường Tiểu học Tân Quang II long trọng tổ chức Hội nghị Viên chức năm học 2023- 2024. ... Cập nhật lúc : 19 giờ 27 phút - Ngày 6 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Hòa chung trong không khí tưng bừng của ngày hội khai trường trên cả nước, trong âm hưởng hào hùng của dân tộc chào đón 78 năm cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9. Thực hiện sự chỉ đạ ... Cập nhật lúc : 18 giờ 1 phút - Ngày 5 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện chương trình công tác Đội và phong trào Thiếu nhi, sáng ngày 26/8/2023, Liên đội trường Tiểu học Tân Quang II đã long trọng tổ chức Đại hội Liên đội nhiệm kỳ năm học 2023– 2024 ... Cập nhật lúc : 13 giờ 21 phút - Ngày 26 tháng 8 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng ngày 30/5/2023, trường Tiểu học Tân Quang II trang trọng tổ chức Hội nghi tuyên dương khen thưởng cho GV và HS có thành tích cao trong năm học 2022- 2023. ... Cập nhật lúc : 13 giờ 59 phút - Ngày 30 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
Hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023, nhằm tôn vinh giá trị ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và “ Văn hóa đọc” trong đời sống tinh thần của con người. Chính vì vậy, ... Cập nhật lúc : 10 giờ 45 phút - Ngày 23 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2022-2023, chiều ngày 23/3/2023, Liên đội trường Tiểu học Tân Quang II tổ chức Lễ kết nạp đội viên cho 163 bạn n ... Cập nhật lúc : 6 giờ 25 phút - Ngày 24 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 158/KH-LĐLĐ ngày 14/10/2022 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Ninh Giang về việc tổ chức đại hội công đoàn cơ sở, tiến tới Đại hội X Công đoàn huyện Nin ... Cập nhật lúc : 19 giờ 29 phút - Ngày 10 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN QUANG II TỔ CHỨC GIAO LƯU TRẠNG NHÍ TIẾNG ANH CHO CÁC EM HỌC SINH KHỐI 2. ... Cập nhật lúc : 7 giờ 41 phút - Ngày 25 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2012 - 2013
Mẫu đánh giá, xếp loại Cán bộ, giáo viên , nhân viên năm học 2012 - 2013 của PGD
Hướng dẫn của Công Đoàn giáo dục huyện V/v xét trợ cấp Hưởng ứng năm gia đình Việt Nam năm 2013 và Tháng hành động vì Trẻ em, Ngày gia đình Việt Nam trong CNVC, LĐ
Kết quả giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 năm học 2012 - 2013
Kết quả xếp giải Viết chữ đẹp cấp huyện năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp huyện + Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự PGD)
Kế hoạch giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 của Phòng GD&ĐT Bình Giang
Kế hoạch + Lịch kiểm tra thi đua năm học 2012 - 2013
Báo cáo kết quả Hội giảng chào mừng ngày 08/3 và 26/3 năm học 2012 - 2013
Mẫu báo cáo, biên bản, phiếu kiểm tra thi đua năm học 2012 - 2013 của Phòng GD